Rất khó để tìm được một địa chỉ cho thuê Áo dài ngũ thân tại Sài Gòn. Có lẽ có 2 nguyên nhân lớn nhất mà nam giới không thích về áo ngũ thân này
Một là ít rất thông tin về lịch sử của các loại trang phục truyền thống thời Nguyễn triều đại cuối cũng của nước ta mà được giới trẻ hiện nay chú ý đến mà chủ yếu chạy theo các trend về phim ảnh của phương tay hay văn hóa trung quốc
Hai là, giới hạn quy định thiết kế trong các mẫu mã cùng với mức giá áo ngũ thân nam quá đắt ngày xưa. Làm cho phái nam khó tiếp cận và không mặn mà với áo ngũ thân..
Giới thiệu về áo ngũ thân
Áo ngũ thân cổ đứng Trước năm 1744, người Việt vẫn thường mặc áo giao lĩnh có cổ đan chéo trước ngực, để tóc dài và buông xõa. Tuy nhiên tới năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát với tâm lý muốn độc lập hoàn toàn một cõi, nên bên cạnh những cải cách về chính trị – xã hội, ông cũng tiến hành những cải cách trang phục ở Đàng Trong.
Ông đã quy định toàn bộ người dân Huế và các vùng đất phía Nam nằm trong sự cai trị, cát cứ của ông phải mặc kiểu áo mới: cổ đứng, cài khuy về bên phải, tay áo hẹp, kết hợp với chiếc quần hai ống, được gợi ý từ kiểu áo của người Trung Hoa. Kiểu tóc lúc này cũng không còn buông xõa như trước đây, mà thay vào đó, người ta búi chúng lại, rồi dùng vải che tóc, quấn quanh đầu. Chính nhờ những cải cách này mà chiếc áo ngũ thân cổ đứng đã được ra đời.
Áo may cổ đứng có 5 phần, vì thời xưa công nghệ chưa phát triển, khổ vải dệt từ tơ tằm chỉ được 30 cm đến 50 cm, khi may thành tà áo phải nối lại gọi là đối sóng hay nối sóng, cho nên áo ngũ thân có tất cả là 4 vạt chính và một vạt phụ gọi là áo 5 thân.
Áo ngũ thân có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn và áo ngũ thân tay thụng (áo tấc)